Tin tức & Sự kiện

Cao su được trồng nhiều nhất ở những vùng nào nước ta?

Đăng tải lúc 00:01, 25-01-2024

Cao su được trồng nhiều nhất ở vùng nào? Cây cao su được đưa vào trồng tại Việt Nam vào năm 1877, trải qua quá trình phát triển và cây cao su đã khẳng định được vị thế của mình. Được sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp như lốp xe, nệm, gioăng,...

Cao su được trồng nhiều nhất ở vùng nào? Cây cao su được đưa vào trồng tại Việt Nam vào năm 1877, trải qua quá trình phát triển và cây cao su đã khẳng định được vị thế của mình. Đây là một trong những cây công nghiệp dài ngày và có giá trị kinh tế cao, được trồng với mục đích chính là lấy mủ để sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp như là thành phần chính của lốp xe, nệm, gioăng… cũng như nguyên liệu chính phục vụ cho ngành chế biến gỗ.

Bên cạnh đó, cây cao su còn đem lại lợi ích về môi trường phủ xanh đất trống và chống xói mòn,... Để giải đáp thắc mắc cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng nào hay nơi nào trồng nhiều cao su nhất, mời các bạn hãy theo dõi bài viết được Berubco chia sẻ ngay sau đây nhé!

Cây cao su được trồng nhiều nhất ở những vùng nào

Cây cao su được trồng nhiều nhất ở những vùng nào

Giới thiệu về cây cao su và vai trò của nó trong nền kinh tế Việt Nam

Vai trò của cao su đối với nền kinh tế Việt Nam

Vai trò của cao su đối với nền kinh tế Việt Nam

Cây cao su là loại cây thuộc thân gỗ có nguồn gốc từ Châu Mỹ La Tinh. Cao su có nguồn gốc xuất xứ từ cây dại nhiệt đới, lá kép, mọc thành chùm tụ tán và cao trên 30m. 

Cây cao su phát triển rất nhanh, từ 5 – 6 năm sau khi trồng là có thể khai thác mủ. Thời gian cho khai thác mủ của cây cao su cũng kéo dài khoảng trên 20 năm. Sau khi kết thúc chu kỳ 25 – 30 năm, từ thân cho đến rễ cây cao su được khai thác trong chế biến sản phẩm gỗ có chất lượng và giá trị kinh tế cao.

Mủ cao su được ví như là “vàng trắng”, bởi việc trồng và sản xuất những sản phẩm từ mủ cao su đã đem đến nguồn thu nhập không nhỏ cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Cây cao su được trồng với mục đích chính là lấy mủ, ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay như làm lốp xe, nệm, gioăng… Đặc biệt, công dụng khác của cây cao su được chú trọng đó là nguyên liệu chính phục vụ cho ngành chế biến gỗ.

Cây cao su có vòng đời từ 20-25 năm, được trồng rộng rãi hiện nay để cung cấp lượng lớn nguyên liệu cho những ngành sản xuất nói trên. Bên cạnh đó, việc bắt tay với ngành công nghiệp chế tạo giúp cho ngành gỗ cao su có vị thế vững chắc hơn trong nền kinh tế toàn cầu, trong đó yếu tố hiệu quả và môi trường được đặc biệt xem trọng.

Tình hình trồng cao su ở Việt Nam

Cao su có giá trị kinh tế cao

Cao su có giá trị kinh tế cao

  • Tổng diện tích trồng cao su: Diện tích trồng cao su hiện nay tại nước ta hiện có hơn 938 nghìn ha, chiếm 7,2% so với tổng diện tích cao su toàn cầu. Sản lượng thu hoạch mủ cao su của Việt Nam cũng đạt 1,26 triệu tấn năm 2021, chiếm đến 8,7% sản lượng cao su toàn cầu.
  • Các tỉnh, thành phố trồng nhiều cao su: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai.
  • Các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho trồng cao su: Đất trồng cao su phải gần nguồn nước tốt, đất lành (sạch bệnh) cho cây cao su. Nhiệt độ trung bình năm từ 25 – 300C; không có sương muối về mùa đông; lượng mưa trung bình hàng năm trên 1.500mm; ít bão mạnh trên cấp 8. Đất trồng cây cao su phải có độ dốc dưới 30o, cao độ từ dưới 700m so mặt nước biển, không ngập úng, không có lớp laterit hay tầng sỏi, đá ở độ sâu 80cm cách mặt đất.

Cao su được trồng nhiều nhất ở những vùng nào nước ta?

Cao su được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ là khu vực trồng cao su nhiều nhất ở nước ta

Đông Nam Bộ là khu vực trồng cao su nhiều nhất ở nước ta

Tính đến thời điểm hiện tại có đến 932,4 nghìn ha cây cao su được trồng ở nước ta. Trong đó, vùng có diện tích trồng cao su nhiều nhất đó là Đông Nam Bộ, chiếm gần 60% diện tích cây cao su.

Bình Phước là nơi có diện tích cao su được trồng nhiều nhất, kế đến là Bình Dương và Tây Ninh. Ba tỉnh này sở hữu diện tích cao su lớn nhất cả nước và cũng là khu vực trồng chính của cây cao su. 

Về lý do tại sao cao su được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ? Câu trả lời khá đơn giản bởi đây chính là vùng trồng truyền thống của cây cao su ở Việt Nam kể từ những năm 1892.

Đặc biệt điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Đông Nam bộ cực kỳ thích hợp để trồng với cây cao su. Và Đông Nam bộ cũng chính là vùng trồng cây cao su đem lại năng suất cao nhất, đạt sản lượng đến 1,8 tấn/ha/năm.

Cây cao su được trồng nhiều ở khu vực Tây Nguyên

Phân bố cây cao su tại Việt Nam (số liệu năm 2020)

Phân bố cây cao su tại Việt Nam (số liệu năm 2020)

Tây Nguyên là vùng trồng cao su đứng thứ hai với diện tích trồng cao su là 249.014 ha đạt 26% tổng diện tích (2017). Sản lượng cao su tại khu vực Tây Nguyên đạt 215.374 tấn chiếm 19.7%, năng suất trung bình đạt 1.412 kg/ha/năm (2017).

Diện tích cao su vùng Tây Nguyên hiện đang tập trung ở các tỉnh Kon Tum với quy mô 74.756 ha, Gia Lai 100.356 ha, Đắk Lắk 38.381 ha, Đắk Nông 26.348 ha và Lâm Đồng 9.173 ha.

Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và Miền núi Phía bắc

Cây gỗ cao su

Cây gỗ cao su

Diện tích gieo trồng cao su tại khu vực Bắc Trung Bộ, Duyên hải Miền trung vào khoảng 141.461 ha chiếm 14.6% (theo số liệu năm 2017) với năng suất trung bình đạt khoảng 1.237 kg/ha/năm.

Cao su được trồng chủ yếu ở các tỉnh thành như Thanh Hóa với diện tích 14.889 ha, Nghệ An 11.698 ha, Hà Tĩnh diện tích 9.479 ha, Thừa Thiên Huế 8.907 ha, Quảng Trị 19.511 ha, Quảng Bình 14.152 ha, Quảng Nam 12.890 ha, Quảng Ngãi 1.639 ha, Bình Định 54 ha, Khánh Hòa 428 ha, Phú Yên 4.775 ha, Ninh Thuận 338 ha, Bình Thuận 42.700 ha.
Cao su được trồng ở miền Núi Phía Bắc với quy mô lên đến 30.347 ha chiếm 3.1%  (sô liệu năm 2017). Sản lượng đạt 1.917 tấn với năng suất trung bình đạt 732 kg/ha/năm ( theo như số liệu thống kê 2017).

Cao su được trồng tại các tỉnh Hà Giang với quy mô 1.514 ha, Lào Cai 2.858 ha, Yên Bái 2.280 ha, Phú Thọ 17 ha, Điện Biên 4.959 ha, Sơn Lai 6.039 ha, Lai Châu 12.679 ha,.

Bài viết trên đã cung cấp đến bạn thông tin về tình hình trồng cao su ở Việt Nam cũng như giải đáp thắc mắc cao su được trồng nhiều nhất ở vùng nào. Bên cạnh đó, nếu quý khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm cao su có thể tham khảo ngay Berubco nhé. Chúng tôi là đơn vị sản xuất và cung cấp sản phẩm cao su đa dạng, chất lượng với công nghệ hiện đại cùng giá thành cạnh tranh nhất thị trường. Vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline (+84) 28 37907619 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhé!

Chia sẻ: chat zalo chat zalo

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Ứng dụng của cao su trong đời sống và công nghiệp

Ứng dụng của cao su là gì? Cao su với đặc tính linh hoạt và đàn hồi, có khả năng chống mài mòn, độ bền, và khả năng chịu lực của nó đã mở ra nhiều ứng dụng đa dạng, từ việc sản xuất lốp xe đến các sản phẩm nội thất, từ công nghiệp ô tô đến y tế.

Chân cao su - Giảm chấn, chống rung, hạn chế tiếng ồn hiệu quả

Chân cao su là một bộ phận giúp giảm chấn, chống rung, cách âm, chịu nhiệt, hạn chế trầy xước, trơn trượt hiệu quả. Nhờ vào tính đàn hồi của cao su, khả năng chống chịu ở mọi điều kiện môi trường mà nó được ứng dụng ở nhiều loại máy móc thiết bị.

Cao su thiên nhiên là gì? Đặc tính, ứng dụng và tác dụng

Cao su thiên nhiên được xem là sản phẩm khá được ưa chuộng do có nguồn gốc từ thiên nhiên và an toàn với môi trường. Chất lượng kháng khuẩn đặc biệt của cao su tự nhiên giúp nó bảo vệ an toàn cho sức khỏe của người sử dụng về da và đường hô hấp.