Tin tức & Sự kiện

Cao su Việt Nam xuất khẩu đi đâu và tiềm năng tương lai ra sao?

Đăng tải lúc 00:02, 01-02-2024

Cao su Việt Nam xuất khẩu đi đâu lớn nhất? Có thể thấy ngành cao su Việt Nam đang có nhiều triển vọng phát triển với nhiều biểu hiện với làn sóng đầu tư thiết bị hiện đại chất lượng cao, giá cả tương đối hợp lý, nguyên liệu phong phú,...

Cao su Việt Nam xuất khẩu đi đâu lớn nhất hiện nay? Có thể thấy ngành cao su Việt Nam đang có nhiều triển vọng phát triển với nhiều biểu hiện với làn sóng đầu tư thiết bị hiện đại chất lượng cao, giá cả tương đối hợp lý, nguồn nguyên liệu phong phú và kỹ thuật cung cấp bởi các nhà cung cấp, hỗ trợ từ Nhà nước cho ngành cao su. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực ngày càng tốt và bản thân ngành cao su Việt Nam cũng đang chủ động xây dựng các chuỗi cung ứng, sản xuất. Vậy để biết cao su Việt Nam xuất khẩu đi đâu nhiều nhất cũng như cơ hội và thách thức của ngành cao su Việt Nam, mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết được Berubco chia sẻ ngay sau đây nhé!

Cao su Việt Nam xuất khẩu

Cao su Việt Nam xuất khẩu

Giới thiệu chung về cao su Việt Nam

Ngành cao su Việt Nam hội nhập với thị trường thế giới

Ngành cao su Việt Nam hội nhập với thị trường thế giới

Trước khi giải đáp cao su Việt Nam xuất khẩu đi đâu thì chúng ta cùng tìm hiểu về tình hình về ngành cao su Việt Nam hiện nay nhé. Hiện tại, ngành sản xuất và chế biến sản phẩm cao su của Việt Nam là một trong những ngành sản xuất nông lâm nghiệp quan trọng của nước ta. Đến năm 2017 diện tích cao su của cả nước ta đạt đến 969.700 ha, với 67% trong tổng diện tích đang ở giai đoạn cho thu hoạch mủ (37% diện tích ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, chưa cho mủ). Hiện có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào khâu sản xuất, chủ yếu là các doanh nghiệp (DN) nhà nước (phần lớn thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) và các hộ gia đình. Sự phát triển và lớn mạnh của ngành cao su đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tham gia. 

Ngành cao su Việt Nam hiện đang có sự hội nhập với thị trường trên thế giới. Thị trường xuất khẩu sản phẩm cao su đang được mở rộng thông qua các cam kết từ các hiệp định thương mại tự do mà Chính phủ nước ta đã và đang đàm phán để ký kết. Tuy nhiên, hội nhập cũng làm tăng sức ép cạnh tranh quốc tế, đồng thời tạo ra những khó khăn tiếp cận thị trường bởi các rào cản thương mại và các rủi ro. 

Nhằm thích ứng với các quy định mới của thị trường, nâng cao vị thế cạnh tranh cũng như giảm rủi ro cho ngành cao su nước ta trong bối cảnh hội nhập, Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), Hiệp hội Gỗ & Lâm sản Việt Nam (VIFORES) và Tổ chức Forest Trends tiến hành thực hiện nghiên cứu tổng quan về ngành cao su từ khâu sản xuất, chế biến, thương mại cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Việc làm này nhằm góp phần làm rõ vai trò và vị thế của ngành cao su hiện nay, những thuận lợi và khó khăn mà ngành đang đối mặt trong bối cảnh hội nhập thị trường. 

Các thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam hiện nay

Top 10 thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất Việt Nam năm 2023

Top 10 thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất Việt Nam năm 2023

Cao su Việt Nam xuất khẩu đi đâu? Tính đến nay, Việt Nam là đơn vị xuất khẩu cao su cho khoảng hơn 60 thị trường thế giới. Trong đó, ba thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất năm 2019 là Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ, chiếm thị phần lần lượt là 66,5%, 8,3% và 3%.

Hiện tại Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam. Theo lũy kế 9 tháng của năm 2023, xuất khẩu cao su đạt đến 1,42 triệu tấn, trị giá 1,89 tỷ USD, tăng hơn 1,6% về lượng nhưng giảm 17,4% về trị giá so với cùng kỳ của năm 2022. Các chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là cao su sơ chế, gồm cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280), Latex, SVR 10, SVR CV60SVR 3L, RSS3, SVR 20...

Nhiều chủng loại cao su Việt Nam xuất khẩu có sự thuyên giảm về giá so với năm 2022. Bên cạnh đó, một số chủng loại có sự tăng trưởng như: Cao su tái sinh, SVR CV40, Skim block, RSS4… nhưng các chủng loại này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam. Giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su đều có sự giảm mạnh so với cùng kỳ 2022 và giá giảm mạnh nhất là: Skim block 28,1%; Latex giảm 24,3%; RSS3 22,7%; cao su hỗn hợp (HS: 4005) 22,4%; SVR 10 giảm 20,9%...

Theo thống kê cho thấy, xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Trung Quốc chiếm đến 99,73% về lượng và chiếm 99,56% trị giá cao su cả nước trong 8 tháng, với hơn 807.000 tấn, trị giá 1,09 tỷ USD, tăng 19,4% về lượng nhưng giảm 3,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Số liệu năm 2022 cũng cho biết sản lượng cao su xuất khẩu được 2,14 triệu tấn, tương đương với 3,3 tỷ USD, có sự tăng trưởng hơn so với năm 2021. Đây là năm ghi nhận xuất khẩu cao su cao nhất trong 5 năm gần đây về lượng và giá trị. Năm 2022, Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường đứng đầu về tiêu thụ cao su Việt Nam, chiếm 74,62% tổng lượng cao su xuất khẩu cả nước, với 1,6 triệu tấn, trị giá 2,38 tỷ USD, tăng 14,6% về lượng và tăng hơn 4,3% về trị giá so với năm 2021.
Tiềm năng và thách thức của thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam

Ngoài cao su Việt Nam xuất khẩu đi đâu thì tiềm năng và thách thức của ngành cao su nước ta cũng được nhiều người quan tâm.

Tiềm năng của ngành cao su Việt Nam

Cơ hội và thách thức của ngành cao su Việt Nam

Cơ hội và thách thức của ngành cao su Việt Nam

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, nhu cầu cao su thiên nhiên thế giới vẫn đang có xu hướng gia tăng, nhất là đối với các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, giao thông vận tải, xây dựng, y tế và hàng tiêu dùng. Tuy theo nhu cầu cao su thiên nhiên đã sụt giảm mạnh trong thời kỳ kinh tế thế giới gặp khủng hoảng nhưng đang dần phục hồi dần và triển vọng tăng trưởng bền vững bởi xu hướng khuyến khích sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường của thế giới. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam có thể gia tăng sản lượng cao su thiên nhiên, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm cho các ngành công nghiệp liên quan. 

Ngoài ra, ngành cao su cũng có nhiều thuận lợi  khi được Nhà nước quan tâm chú trọng, góp phần phát triển kinh tế đất nước cũng như cải thiện điều kiện kinh tế xã hội cho vùng nông thôn, đồng thời phủ xanh đất trống, rừng nghèo nhằm góp phần bảo vệ môi trường.

Về thu hút vốn đầu tư, hội nhập quốc tế đã tạo cơ hội để ngành cao su Việt Nam thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Việc giảm thuế quan nhập khẩu cũng giúp các nhà sản xuất trong nước giảm thiểu chi phí  đối với thiết bị máy móc, nguyên liệu cần nhập vì trong nước chưa sản xuất được hoặc không đủ để đáp ứng.

Hội nhập quốc tế cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cũng như tiếp cận thông tin thị trường, áp dụng tiêu chuẩn hàng hóa tiêu chuẩn quốc tế, công nghệ hiện đại trong sản xuất và quản lý, đồng thời giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong cộng đồng cao su thế giới.  Hiện Việt Nam đã là một trong những thành viên của Hiệp hội Cao su quốc tế (IRA), Hiệp hội Các nước sản xuất Cao su thiên nhiên (ANRPC), Hội đồng Doanh nghiệp Cao su Đông Nam Á (ARBC), tham dự các hội nghị, hội thảo Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế, Hiệp hội Cao su Trung Quốc… Nhờ đó, ngành cao su của Việt Nam được thu nhận nhiều nguồn thông tin tin cậy, minh bạch giúp cho việc nghiên cứu thị trường và có cơ hội tiếp xúc với nhiều khách hàng tiềm năng.

Thách thức của thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam

Giá bình quân xuất khẩu Việt Nam từ 2021 - 2023

Giá bình quân xuất khẩu Việt Nam từ 2021 - 2023

Vậy cao su Việt Nam xuất khẩu đi đâu và ngành cao su Việt Nam đang đối mặt với những thách thức nào? Hiện tại, ngành cao su cũng đang đối mặt với nhiều thách thức của thời kỳ hội nhập. Trong xu hướng cung vượt cầu có thể kéo dài sang vài năm tới dẫn đến giá cao su thiên nhiên khó có thể tăng lên, sự cạnh tranh giữa các nước sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên sẽ gay gắt hơn về giá thành cũng như hiệu quả đầu tư kinh doanh, chất lượng sản phẩm và uy tín thương mại. Những nguồn nguyên liệu cạnh tranh khác vẫn đang phát triển mạnh như cao su nhân tạo tổng hợp chế tạo từ dầu thô và cao su từ các loại cây khác.

Thời gian gần đây, cao su tiểu điền và tư nhân có sự phát triển mạnh, góp phần gia tăng sản lượng cao su cả nước, tuy nhiên chất lượng chưa ổn định. Một số lô hàng chưa đảm bảo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế đã ảnh hưởng đến uy tín toàn ngành cao su Việt Nam kéo theo sự thua thiệt giá trị xuất khẩu bởi giá thấp hơn so với thị trường quốc tế.

Cơ cấu và chủng loại cao su thiên nhiên nước ta vẫn còn có sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc và gặp nhiều khó khăn khi thâm nhập các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, Nhật Bản,… Nguồn nhân lực chất lượng cao hạn chế cũng được xem là trở ngại trong việc phát triển công nghiệp chế biến cao su tại Việt Nam, làm chậm quá trình nâng cao giá trị gia tăng cho ngành này. Nhiều doanh nghiệp cao su chưa quan tâm hoặc chưa có điều kiện xây dựng thương hiệu quốc gia và quốc tế nên cũng là trở ngại về năng lực cạnh tranh so với những doanh nghiệp khác trong khu vực.

Bên cạnh đó, cơ chế quản lý và môi trường kinh doanh chưa đồng bộ cũng là nguyên nhân gây khó ngành và doanh nghiệp. Chính sách thuế và thuế giá trị gia tăng chưa tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành cao su. Hệ thống quản lý cấp quốc gia về chất lượng cao su thiên nhiên chưa thật sự chặt chẽ trên cả nước, chỉ mới áp dụng tốt đối với những doanh nghiệp lớn. Hiện vẫn còn thiếu rào cản thương mại và kỹ thuật nhằm ngăn chặn nhập khẩu hàng hóa kém chất lượng dẫn đến thiệt hại cho người tiêu dùng và cạnh tranh không lành mạnh trong nước.

Để hạn chế tình trạng này thì ngành cao su Việt Nam và doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh theo xu hướng phát triển bền vững. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc nghiên cứu phát triển thị trường để nắm bắt các xu hướng mới của người tiêu thụ, năng lực đối thủ cạnh tranh để có chiến lược phát triển kinh doanh thích hợp.

Về các chính sách của Nhà nước, Hiệp hội Cao su Việt Nam cho rằng, chính sách thuế xuất khẩu cần điều chỉnh giảm để doanh nghiệp có thể cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới. Thuế giá trị gia tăng của mủ cao su sơ chế cần được áp dụng như các nông sản sơ chế khác để thúc đẩy xuất khẩu trong tình hình cung vượt so với cầu.

Bên cạnh đó, Nhà nước và các cơ quan quản lý cũng cần thực hiện việc kết nối các doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức, các đơn vị liên quan và tăng cường công tác xúc tiến thương mại nhằm tăng tiêu thụ trong nước, phát triển hơn nữa công nghiệp chế biến, giảm xuất khẩu thô. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, rào cản kỹ thuật và thương mại với mục đích bảo vệ người tiêu dùng và cạnh tranh lành mạnh.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc của các bạn về cao su Việt Nam xuất khẩu đi đâu cũng như những tiềm năng và thách thức của ngành cao su Việt Nam. Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu mua các sản phẩm cao su chất lượng, giá tốt, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay Berubco qua số Hotline (+84) 28 37907619 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhé!

Chia sẻ: chat zalo chat zalo

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Ứng dụng của cao su trong đời sống và công nghiệp

Ứng dụng của cao su là gì? Cao su với đặc tính linh hoạt và đàn hồi, có khả năng chống mài mòn, độ bền, và khả năng chịu lực của nó đã mở ra nhiều ứng dụng đa dạng, từ việc sản xuất lốp xe đến các sản phẩm nội thất, từ công nghiệp ô tô đến y tế.

Cao su kỹ thuật : Các loại cao su kỹ thuật phổ biến ứng dụng thực tế

Cao su kỹ thuật được sản xuất theo kích thước, tỷ lệ cao su phù hợp với yêu cầu, máy móc của khách hàng. Đây là sản phẩm được lưu hóa nóng cao su có khả năng chịu nhiệt, chịu dầu, không bắt lửa, chịu va đập, chịu áp lực, chống rung, cách âm hiệu quả.

Bảng giá băng tải cao su chi tiết, mới nhất 2024 tại Berubco

Giá băng tải cao su phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại băng tải, kích thước, độ dày, chất liệu, độ bền, khả năng chịu tải,.... Băng tải cao su là loại băng tải được sử dụng phổ biến trong các nhà máy, xí nghiệp, kho bãi,...