TẬP ĐOÀN CAO SU VIỆT NAM HỌP TRỰC TUYẾN
Đăng tải lúc 00:12, 11-12-2022
Đó là yêu cầu của Chủ tịch HĐQT VRG Trần Ngọc Thuận trong cuộc họp với lãnh đạo Công ty CP Thể thao Ngôi sao Geru và Công ty CP Công nghiệp và XNK Cao su, Công ty CP Cao su Bến Thành, Công ty Cp Cơ Khí Cao su và Công ty CP Gỗ Thuận An vào ngày 16/6.
Tập đoàn cao su Việt Nam họp trực tuyến, bàn về chiến lược phát triển sản phẩm công nghiệp trong 5 năm tới. Các công ty cần tiếp tục sắp xếp lại công tác cán bộ, tổ chức sản xuất hiệu quả nhằm thực hiện được một cách tốt nhất mục tiêu kép mà VRG đã đề ra. Tập đoàn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, đồng thời hỗ trợ về công tác thu hồi công nợ, xử lý nợ, đồng thời tạo nguồn vốn để các công ty hoạt động. Các công ty cũng cần phải có lộ trình phát triển đúng đắn cũng như chiến lược phát triển sản phẩm của đơn vị ít nhất 5 năm tới vì mục tiêu ổn định sản xuất kinh doanh, phát triển thương hiệu.
Tập đoàn cao su Việt Nam tổ chức họp trực tuyến
Giới thiệu Tập đoàn Cao su Việt Nam
Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập dựa trên QĐ số 248/2006/QĐ-TTg ( 30/10/2006), phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và QĐ số 249/2006/QĐ-TTg ngày 30/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN.
Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành QĐ 981/QĐ-TTg về việc chuyển đổi Công ty mẹ (VRG) thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước đứng ra làm chủ sở hữu.
Ngày 05/01/2013, Thủ tướng Chính phủ ra QĐ số 38/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN giai đoạn từ 2012 - 2015. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thực hiện theo NĐ 28/2014/NĐ-CP ngày 10/04/2014 của Chính phủ.
Ngày 15/11/2018, Bộ NN và PTNT chính thức bàn giao Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ( VRG) về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp: Trồng, chăm sóc, chế biến, kinh doanh cao su; Công nghiệp cao su; Chế biến gỗ nhân tạo; Đầu tư kinh doanh các khu công nghiệp trên đất cao su theo như quy hoạch sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; nông nghiệp công nghệ cao.
Ngành, nghề liên quan: Thực hiện việc nghiên cứu, tư vấn chuyển giao kỹ thuật công nghệ đối với sản xuất, chế biến kinh doanh các sản phẩm từ cây cao su, cây rừng trồng; Đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác.
Tóm tắt nội dung hội nghị trực tuyến của VRG
Hội nghị trực tuyến của tập đoàn cao su Việt Nam
Tại cuộc họp VRG họp trực tuyến, đại diện lãnh đạo của các công ty đã báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm cũng như phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021. Ở cuộc họp trực tuyến, các công ty cũng đã đề xuất, kiến nghị những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong thời gian tới. Những tháng đầu năm 2021 với những khó khăn đan xen, tình hình kinh doanh của các công ty đã phần nào chịu ảnh hưởng vì dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài. Các công ty vừa phải thực hiện nghiêm ngặt những biện pháp phòng chống dịch, vừa phải sắp xếp ổn định tình hình sản xuất, đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu kép được đề ra. Nhìn chung thì tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 của các công ty khá thuận lợi, các chỉ tiêu đều vượt so với với cùng kỳ, có công ty doanh thu vượt 70 – 80% so với cùng kỳ 2020.
Kết quả hoạt động và chiến lược phát triển sản phẩm công nghiệp trong 5 năm tới của Tập đoàn Cao su Việt Nam
Công ty CP Cao su Bến Thành
Công ty CP Cao su Bến Thành
Các sản phẩm cao su chủ lực của công ty là băng tải và dây courroie. Công ty đẩy mạnh tập trung sản xuất sản phẩm thuộc phân khúc chất lượng cao, đẩy mạnh tiêu thụ duy trì các khách hàng hiện có nên đã đảm bảo được doanh số những tháng đầu năm. Đối với sản phẩm ngành cao su như cao su kỹ thuật, sản phẩm chủ đạo là tấm chắn bùn xuất khẩu sang Mỹ, tấm lót sàn xe vào Nhật Bản, băng tải cao su bida vào thị trường Mỹ, Indonesia… Thời gian tới Công ty CP Cao su Bến Thành sẽ tập trung việc nghiên cứu sản xuất các loại sản phẩm mới theo đơn đặt hàng nhằm ổn định nguồn thu và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Công ty CP Thể thao Ngôi sao Geru
CTCP Thể thao Ngôi sao Geru
Một số thuận lợi của công ty là hiện tại có đơn hàng xuất khẩu chiếm khoảng 50% sản lượng mỗi tháng, cùng với đó là các đơn hàng quảng cáo. Tuy nhiên tình hình tại TP. HCM đang thực hiện giãn cách xã hội gây ảnh hưởng rất lớn đến thị trường nội địa (chiếm khoảng 40% doanh thu). Công ty CP Thể thao Ngôi sao Geru thực hiện vừa chống dịch, đồng thời duy trì sản xuất kinh doanh (SXKD), vì vậy sẽ không kịp xây dựng kế hoạch di dời nhà máy trình lãnh đạo Tập đoàn năm 2021 như kết luận của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn theo như Thông báo số 649/TB-CSVN ngày 17/3/2021.
Công ty CP Công nghiệp và XNK Cao su (Rubico)
Công ty Rubico
Từ đầu năm, nhà máy công ty đã có đủ đơn hàng sản xuất đến quý III/2021 và hiện vẫn tiếp tục nhận đơn hàng sản xuất cho giai đoạn sắp tới. Lực lượng lao động không có nhiều biến động lớn. Từ cuối năm 2020, các nhà cung cấp nguyên liệu, vật tư trong nước và nước ngoài đã thông báo về việc tăng giá từ 10 – 20% trong năm 2021. Điều này làm tăng giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Toàn công ty CP Công nghiệp và XNK Cao su phải đảm bảo thực hiện những yêu cầu của địa phương về công tác chống dịch Covid-19 tại đơn vị, sắp xếp sản xuất bố trí lao động phù hợp với yêu cầu giãn cách xã hội, bởi vậy ảnh hưởng đến năng suất lao động cũng như sản lượng sản xuất, phát sinh gia tăng các chi phí phòng chống dịch Covid-19 tại công ty.
Công ty CP Cơ khí Cao su
Công ty CP Cơ khí Cao su
Nhận sự quan tâm của VRG về việc hỗ trợ trong khâu tìm đơn hàng, Công ty CP Cơ khí Cao su luôn tích cực trong công tác tiếp thị, tìm kiếm việc làm. Công ty còn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của những công ty cơ khí ngoài ngành về mặt hàng máy chế biến mủ cao su. Hàng hóa đã sản xuất nhưng chuyển đi khó khăn bởi thủ tục nhập khẩu, phương tiện vận chuyển không đáp ứng kịp, hàng nhập khẩu không đúng thời gian trong hợp đồng. Những khó khăn trong việc nhập vật tư, nguyên liệu từ nước ngoài, không đáp ứng được thời gian và giá thành tăng không kiểm soát được. Nhân sự đi Lào, Campuchia phải làm thủ tục cách ly, đi qua lại còn gặp nhiều khó khăn. Đối với công tác tài chính, công ty CP Cơ khí Cao su gặp nhiều khó khăn về vấn đề vốn, thu hồi nợ chậm.
Công ty CP Chế biến Gỗ Thuận An
Công ty chế biến gỗ Thuận An
Với lợi thế nguồn lao động tay nghề, tâm huyết, có mối quan hệ tốt, Công ty CP chế biến gỗ Thuận An đã xây dựng được niềm tin với khách hàng và bạn hàng trong ngành. Duy trì được khách hàng truyền thống và gia tăng thêm khách hàng mới, thị trường mới. Đơn hàng tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái, tính đến nay đơn hàng đã đạt trên 100% kế hoạch của năm.
Công ty luôn chủ động về nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo đủ phục vụ nhu cầu sản xuất. Tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp khiến tình trạng thiếu container rỗng vẫn còn tiếp diễn ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Có thời điểm hàng thành phẩm tồn xưởng với 50 – 55 container, chiếm mặt bằng gây ảnh hưởng năng suất của nhà máy. Công ty đã tính đến phương án thuê kho để hàng để giải phóng mặt bằng tiếp tục sản xuất. Hầu hết nguyên vật liệu tăng giá cao, đặc biệt gỗ nhập khẩu tăng từ 20 – 30% và khan hiếm, những nguyên vật liệu khác tăng từ 10 đến 25% ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Lao động tại chi nhánh Bình Phước khó tuyển dụng bởi sự cạnh tranh các công ty trong khu công nghiệp.
Sau khi nghe báo cáo và ý kiến của lãnh đạo các công ty, ông Trần Ngọc Thuận – Chủ tịch HĐQT VRG đã đánh giá rất cao về sự nỗ lực phấn đấu của các công ty. Ông Trần Ngọc Thuận cũng lưu ý về những hoạt động chuyên môn của các công ty đã được góp ý kiến từ lãnh đạo phụ trách đơn vị, ban chuyên môn trong cuộc họp. Các nội dung đã họp cần phải được thực hiện triển khai theo đúng quy trình.
Các đơn vị cần tiếp tục sắp xếp lại công tác cán bộ để thực hiện tốt nhất mục tiêu kép VRG đã đề ra. Tập đoàn cũng tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách cũng như hỗ trợ về công tác thu hồi công nợ, xử lý nợ, tạo nguồn vốn để cho các công ty hoạt động. Bên cạnh đó, các công ty cũng cần phải có chiến lược và lộ trình phát triển sản phẩm công nghiệp đúng đắn ít nhất 5 năm tới. Tăng cường công tác quảng bá sản phẩm thương hiệu trên những phương tiện thông tin, trang tin điện tử, thương mại, bán hàng qua kênh trực tuyến… VRG sẽ hỗ trợ tối đa về nguồn cung qua các mối quan hệ, khuyến khích những đơn vị trong ngành sử dụng sản phẩm của nhau.
Thời gian tới yêu cầu các đơn vị tiếp tục thực hiện việc tái cơ cấu theo lộ trình đề ra theo hướng tinh gọn. Những đơn vị còn gặp phải vướng mắc về công tác di dời cơ sở sản xuất cần thành lập Tổ công tác để có thể tìm ra ít nhất 2 phương án di dời cơ sở, trình VRG phê duyệt… Tất cả đều là vì mục tiêu ổn định sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, hướng đến mục tiêu phát triển thương hiệu VRG một cách bền vững.
Lời kết
Có thể thấy chiến lược phát triển sản phẩm công nghiệp của Tập đoàn Cao su Việt Nam được xây dựng chặt chẽ, chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu phát triển của ngành. Đồng thời, việc xây dựng kế hoạch phát triển 5 năm tới với những giải pháp đồng bộ, cụ thể, chắc chắn đề là án này sẽ tạo cho VRG có những bước tiến mới và phát triển một cách bền vững trong tương lai.
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
BERUBCO: LUÔN ĐỔI MỚI ĐỂ NÂNG CAO GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
Công ty CP Cao su Bến Thành (BERUBCO) tiền thân là Xí nghiệp Cao su Giải Phóng được thành lập năm 1976, trực thuộc Sở Công nghiệp Tp.HCM.
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU BẾN THÀNH TỔ CHỨC HỘI THAO CHÀO MỪNG 93 NĂM TRUYỀN THỐNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10
Ngày 18/10/2023 Công ty Cổ phần Cao su Bến Thành tổ chức Hội thao chào mừng 93 năm truyền thống ngày phụ nữ Việt Nam 20/10/1930-20/10/2023, đây là hoạt động ý nghĩa thiết thực hàng năm. Các đội tham gia xác định hoạt động thể dục thể thao nhằm tăng cường sức khỏe, đoàn kết trong lao động sản xuất, nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động
CÔNG TY CỒ PHẦN CAO SU BẾN THÀNH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2021
Nhằm phát huy quyền dân chủ, giúp người lao động được tham gia ý kiến, liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng, nghĩa vụ và trách nhiệm để người lao động và người sử dụng lao động có được tiếng nói chung để cùng đồng hành xây dựng và phát triển Công ty.